Tuổi 80 và những bức tranh thêu truyền thần | Tranh thêu tay - Theu tay - truyền thống Quốc Sự

Th�u tay quốc sự Th�u tay quốc sự Th�u tay quốc sự
Tìm kiếm
Sản phẩm

Video
Tin tức
Quảng cáo
Thống kê
Online: 652
Lượt truy cập: 8161500
Tuổi 80 và những bức tranh thêu truyền thần

Nghệ nhân thêu truyền thần

Theo cuốn “Làng quê Thường Tín xưa và nay”, nghề thêu truyền thống Khoái Nội cũng như các làng trong xã được bắt đầu từ thế kỷ XV, do ông tổ nghề thêu Lê Công Hành truyền dạy. Trải qua mấy trăm năm, Khoái Nội cũng chính là nơi sản sinh ra nhiều nghệ nhân thêu tay có tiếng trong giới tranh thêu tay nghệ thuật.

Tiêu biểu như ông Nguyễn Quốc Sự - người được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Cùng đam mê và tài năng thiên phú, nghệ nhân Quốc Sự đã tạo ra những bức tranh truyền thần với đường nét tinh tế, sinh động và rất có hồn. Ông là một trong số ít nghệ nhân có tay nghề cao, góp phần gìn giữ và quảng bá rộng rãi hình ảnh, sản phẩm của làng nghề qua việc đóng góp công sức khôi phục các xưởng thêu truyền thống để truyền nghề cho lớp trẻ, tổ chức hội làng nghề thêu tay truyền thống để tập hợp các nghệ nhân, liên kết sản xuất tranh thêu tay… qua đó phát triển làng nghề ra khắp các địa phương trong và ngoài huyện.

Những bức tranh thêu để đời

Trong căn phòng khách ấm cúng của gia đình, ở tuổi “xưa nay hiếm” 80, nghệ nhân Quốc Sự vẫn tràn đầy năng lượng. Kể về những tác phẩm để đời của mình, ông không giấu được niềm thích thú và tự hào.

Về bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghệ nhân Quốc Sự cho biết trong một lần cố Tổng Bí thư Lê Duẩn về thăm HTX thêu ren Hợp Tiến – nơi ông đang làm việc khi đó, cố Tổng Bí thư đã nói khi bước vào căn phòng treo rất nhiều ảnh Bác và các vị lãnh tụ cách mạng: “Nghề thêu ở đây rất nổi tiếng, đội ngũ thợ giỏi cũng đông, vậy mà sao chưa có bức nào thêu chân dung Bác Hồ”?

Lời nói của Tổng Bí thư đã gieo vào lòng chàng thanh niên Quốc Sự quyết tâm phải hoàn thành sứ mệnh ấy, thế là ông đi học nâng cao tay nghề 1 năm, sau đó ông chuyên tâm vào thêu chân dung Bác Hồ. Đáp lại nỗ lực của ông, tác phẩm chân dung Bác đã được các chuyên gia hội họa đánh giá rất cao. Trong bức chân dung ấy, từ khóe mắt đến nụ cười hay chòm râu của Bác Hồ đều rất thật, khiến người ta tưởng đó là một bức ảnh chụp. Thần thái của Bác được khắc họa một cách sống động, tỉ mỉ mà ít nghệ nhân làm được. Ông Sự nói: "Để thêu được bức chân dung này, tôi đã mất gần một năm trời ròng rã, đêm nằm ngủ cũng bị ám ảnh về từng nét trên khuôn mặt Bác. Tranh được thêu hoàn toàn bằng chỉ tơ tằm, với loại sợi đặc biệt. Có lúc thêu rồi lại tháo ra, mà thêu đã khó khi gỡ lại càng khó hơn”.

Bức tranh thêu chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là một câu chuyện hết sức thú vị. Năm 1991, khi hay tin Đại tướng đến thăm, đang ngồi chăm chú bên khung thêu, ông Sự vội vàng bỏ kim chỉ chạy ra đón Đại tướng. Đại tướng nắm tay ông hỏi rất thân tình: “Lâu rồi không thấy cháu mang hàng đi triển lãm, bác cứ tưởng cháu không làm nghề nữa”. Khi ấy ông hết sức xúc động vì không ngờ một người thợ thủ công ở vùng ngoại ô như ông lại nhận được sự quan tâm như thế của Đại tướng. “Thế cháu làm nghề thì làm ở góc độ nào”? - Đại tướng hỏi tiếp. “Thưa bác, cháu làm thuê ạ”! - ông trả lời. “Làm thuê thì phải qua nhiều khâu trung gian lắm nhỉ”? - Đại tướng nói vui. Mọi người xung quanh lúc đó đều cười ồ lên. Tuy là câu nói vui nhưng ai nấy đều hiểu rằng ý Đại tướng là người lao động làm thuê thì giá trị sẽ rất thấp vì phải qua nhiều khâu trung gian, do vậy khi làm ra sản phẩm, số tiền người thợ nhận được sẽ không cao. Chỉ một cuộc trò chuyện nhỏ nhưng ông Sự đã thấy được sự quan tâm và am hiểu sâu sắc về đời sống của những người lao động thủ công của Đại tướng.

Trước lúc chia tay, Đại tướng có nói một câu mà nghệ nhân Quốc Sự mãi khắc ghi: “Hôm nay, bác về thăm người thợ thủ công vẽ tranh bằng kim và chỉ”. Với tình cảm trân trọng kính mến Đại tướng, nghệ nhân Quốc Sự đã trăn trở rất nhiều và tự thấy rằng mình phải làm việc gì đó để đáp lại sự quan tâm của Đại tướng. Cuối cùng, ông quyết định thêu bức tranh truyền thần chân dung bán thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đến nay hai bức chân dung Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn được treo trang trọng cạnh nhau trong phòng khách nhà nghệ nhân Quốc Sự. Dù đã qua mười mấy năm, những bức tranh thêu còn giữ được đầy đủ các đường nét, màu sắc tinh tế trên nền vải nên cái thần của người trong tranh vẫn toát lên hết sức đặc biệt. Cái thần ấy chỉ có những người nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm và có khả năng thiên phú như nghệ nhân Quốc Sự mới khắc họa được đầy đủ và ấn tượng đến thế. Cả cuộc đời nghệ nhân Quốc Sự, có lẽ tranh chân dung tốn nhiều công sức và khiến ông trăn trở nhất. Ông tâm sự: “Tôi khác với nhiều thợ thêu khác bởi đã được học căn bản về hội họa. Phải hiểu rõ cơ mặt biểu hiện trên khuôn mặt như thế nào, chẳng hạn tìm được đúng điểm cơ rung trên mặt một người đang cười để thêu cho đúng thì mới thể hiện được nụ cười của người đó”.

Với những cống hiến của mình, trong nhiều năm qua ông đã nhận được nhiều giải thưởng và được biết đến khắp trong và ngoài nước. Niềm vinh quang đến với ông lần đầu tiên vào năm 1981 khi Cục Đào tạo, Liên xã Trung ương và Trường Mỹ Nghệ duyệt tác phẩm thêu "Nhà sàn Bác Hồ" của ông để tham dự triển lãm Olympic tại Liên Xô (cũ). Với tác phẩm này, Nguyễn Quốc Sự giành được giải thưởng và được tặng thưởng bằng khen của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và sau đó là Huy chương Vàng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Năm 1983, ông tham gia triển lãm tại Giảng Võ - Hà Nội và đoạt Huy chương Vàng.

Tin tức
Tuổi 80 và những bức tranh thêu truyền thần

Nghệ nhân thêu truyền thần

Theo cuốn “Làng quê Thường Tín xưa và nay”, nghề thêu truyền thống Khoái Nội cũng như các làng trong xã được bắt đầu từ thế kỷ XV, do ông tổ nghề thêu Lê Công Hành truyền dạy. Trải qua mấy trăm năm, Khoái Nội cũng chính là nơi sản sinh ra nhiều nghệ nhân thêu tay có tiếng trong giới tranh thêu tay nghệ thuật.

Tiêu biểu như ông Nguyễn Quốc Sự - người được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Cùng đam mê và tài năng thiên phú, nghệ nhân Quốc Sự đã tạo ra những bức tranh truyền thần với đường nét tinh tế, sinh động và rất có hồn. Ông là một trong số ít nghệ nhân có tay nghề cao, góp phần gìn giữ và quảng bá rộng rãi hình ảnh, sản phẩm của làng nghề qua việc đóng góp công sức khôi phục các xưởng thêu truyền thống để truyền nghề cho lớp trẻ, tổ chức hội làng nghề thêu tay truyền thống để tập hợp các nghệ nhân, liên kết sản xuất tranh thêu tay… qua đó phát triển làng nghề ra khắp các địa phương trong và ngoài huyện.

Những bức tranh thêu để đời

Trong căn phòng khách ấm cúng của gia đình, ở tuổi “xưa nay hiếm” 80, nghệ nhân Quốc Sự vẫn tràn đầy năng lượng. Kể về những tác phẩm để đời của mình, ông không giấu được niềm thích thú và tự hào.

Về bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghệ nhân Quốc Sự cho biết trong một lần cố Tổng Bí thư Lê Duẩn về thăm HTX thêu ren Hợp Tiến – nơi ông đang làm việc khi đó, cố Tổng Bí thư đã nói khi bước vào căn phòng treo rất nhiều ảnh Bác và các vị lãnh tụ cách mạng: “Nghề thêu ở đây rất nổi tiếng, đội ngũ thợ giỏi cũng đông, vậy mà sao chưa có bức nào thêu chân dung Bác Hồ”?

Lời nói của Tổng Bí thư đã gieo vào lòng chàng thanh niên Quốc Sự quyết tâm phải hoàn thành sứ mệnh ấy, thế là ông đi học nâng cao tay nghề 1 năm, sau đó ông chuyên tâm vào thêu chân dung Bác Hồ. Đáp lại nỗ lực của ông, tác phẩm chân dung Bác đã được các chuyên gia hội họa đánh giá rất cao. Trong bức chân dung ấy, từ khóe mắt đến nụ cười hay chòm râu của Bác Hồ đều rất thật, khiến người ta tưởng đó là một bức ảnh chụp. Thần thái của Bác được khắc họa một cách sống động, tỉ mỉ mà ít nghệ nhân làm được. Ông Sự nói: "Để thêu được bức chân dung này, tôi đã mất gần một năm trời ròng rã, đêm nằm ngủ cũng bị ám ảnh về từng nét trên khuôn mặt Bác. Tranh được thêu hoàn toàn bằng chỉ tơ tằm, với loại sợi đặc biệt. Có lúc thêu rồi lại tháo ra, mà thêu đã khó khi gỡ lại càng khó hơn”.

Bức tranh thêu chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là một câu chuyện hết sức thú vị. Năm 1991, khi hay tin Đại tướng đến thăm, đang ngồi chăm chú bên khung thêu, ông Sự vội vàng bỏ kim chỉ chạy ra đón Đại tướng. Đại tướng nắm tay ông hỏi rất thân tình: “Lâu rồi không thấy cháu mang hàng đi triển lãm, bác cứ tưởng cháu không làm nghề nữa”. Khi ấy ông hết sức xúc động vì không ngờ một người thợ thủ công ở vùng ngoại ô như ông lại nhận được sự quan tâm như thế của Đại tướng. “Thế cháu làm nghề thì làm ở góc độ nào”? - Đại tướng hỏi tiếp. “Thưa bác, cháu làm thuê ạ”! - ông trả lời. “Làm thuê thì phải qua nhiều khâu trung gian lắm nhỉ”? - Đại tướng nói vui. Mọi người xung quanh lúc đó đều cười ồ lên. Tuy là câu nói vui nhưng ai nấy đều hiểu rằng ý Đại tướng là người lao động làm thuê thì giá trị sẽ rất thấp vì phải qua nhiều khâu trung gian, do vậy khi làm ra sản phẩm, số tiền người thợ nhận được sẽ không cao. Chỉ một cuộc trò chuyện nhỏ nhưng ông Sự đã thấy được sự quan tâm và am hiểu sâu sắc về đời sống của những người lao động thủ công của Đại tướng.

Trước lúc chia tay, Đại tướng có nói một câu mà nghệ nhân Quốc Sự mãi khắc ghi: “Hôm nay, bác về thăm người thợ thủ công vẽ tranh bằng kim và chỉ”. Với tình cảm trân trọng kính mến Đại tướng, nghệ nhân Quốc Sự đã trăn trở rất nhiều và tự thấy rằng mình phải làm việc gì đó để đáp lại sự quan tâm của Đại tướng. Cuối cùng, ông quyết định thêu bức tranh truyền thần chân dung bán thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đến nay hai bức chân dung Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn được treo trang trọng cạnh nhau trong phòng khách nhà nghệ nhân Quốc Sự. Dù đã qua mười mấy năm, những bức tranh thêu còn giữ được đầy đủ các đường nét, màu sắc tinh tế trên nền vải nên cái thần của người trong tranh vẫn toát lên hết sức đặc biệt. Cái thần ấy chỉ có những người nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm và có khả năng thiên phú như nghệ nhân Quốc Sự mới khắc họa được đầy đủ và ấn tượng đến thế. Cả cuộc đời nghệ nhân Quốc Sự, có lẽ tranh chân dung tốn nhiều công sức và khiến ông trăn trở nhất. Ông tâm sự: “Tôi khác với nhiều thợ thêu khác bởi đã được học căn bản về hội họa. Phải hiểu rõ cơ mặt biểu hiện trên khuôn mặt như thế nào, chẳng hạn tìm được đúng điểm cơ rung trên mặt một người đang cười để thêu cho đúng thì mới thể hiện được nụ cười của người đó”.

Với những cống hiến của mình, trong nhiều năm qua ông đã nhận được nhiều giải thưởng và được biết đến khắp trong và ngoài nước. Niềm vinh quang đến với ông lần đầu tiên vào năm 1981 khi Cục Đào tạo, Liên xã Trung ương và Trường Mỹ Nghệ duyệt tác phẩm thêu "Nhà sàn Bác Hồ" của ông để tham dự triển lãm Olympic tại Liên Xô (cũ). Với tác phẩm này, Nguyễn Quốc Sự giành được giải thưởng và được tặng thưởng bằng khen của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và sau đó là Huy chương Vàng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Năm 1983, ông tham gia triển lãm tại Giảng Võ - Hà Nội và đoạt Huy chương Vàng.

Phòng tranh 1: 21B Lý Quốc Sư, Q.Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội - ĐT: (84-24) 3928.9281
Phòng tranh 2: 81 Nguyễn Thái Học, Q.Ba Đình, Tp.Hà Nội - ĐT: 0913537694

Xưởng sản xuất:
Xã Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0916556772