Nghệ nhân tranh thêu tài hoa của Hà Nội | Tranh thêu tay - Theu tay - truyền thống Quốc Sự

Th�u tay quốc sự Th�u tay quốc sự Th�u tay quốc sự
Tìm kiếm
Sản phẩm

Video
Tin tức
Quảng cáo
Thống kê
Online: 100
Lượt truy cập: 5045827
Nghệ nhân tranh thêu tài hoa của Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự, thôn Khoái Nội, xã Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội - người đã gắn bó với nghề thêu hơn nửa thế kỷ tâm sự rằng, nghề làm tranh thêu đã chọn ông và ông vui với nghề, say với nghề. Giờ ông lão gần 70 tuổi ấy điều hành Công ty CP thêu tay Quốc Sự, nằm bên lề đường Quốc lộ 1, tại xã Thắng Lợi, có chi nhánh ở số 2C Lý Quốc Sư Hà Nội.

Quốc Sự được đánh giá là Công ty sản xuất hàng thêu tay hàng đầu Việt Nam. Riêng nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự, được mệnh danh là người "vẽ tranh bằng chỉ". Bởi những bức tranh được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của ông, khiến người xem tưởng nó được vẽ bởi một họa sĩ tài hoa bậc nhất. Những đường nét, những khóe môi cười, ánh mắt... của nhân vật đều có hồn, có sự đằm thắm, nhuần nhuyễn lạ kỳ.

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự sinh năm 1942, trong gia đình có truyền thống làm nghề thêu ren ở xã Quất Động. Ngày nhỏ Quốc Sự cũng như bao cậu bé khác học nghề thêu từ lúc 10 tuổi để phụ giúp gia đình. Sự được nhận vào làm cán bộ kỹ thuật, người trẻ nhất của Hợp tác xã thêu Hợp Tiến được thành lập trên địa bàn xã.

Vào năm 1972, trong một chuyến về thăm xã Thắng Lợi, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn rất thích những bức tranh thêu. Người nói: "Xã Thắng Lợi thêu giỏi, nhưng chưa có ai thêu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh". Tổng Bí Thư động viên các nghệ nhân hãy thêu chân dung Bác. Lúc đó, Sự nghe được, trong lòng liền ấp ủ những dự định. Sự được cử đi học thêm lớp hội họa để nâng cao kiến thức. Học xong, Sự thêu bức tranh đầu tay về Bác Hồ và thành công. Giờ bức tranh đó vẫn được lưu giữ tại gia đình, để nhắc nhớ về một kỷ niệm lớn.

Có thể nói, bức Chân dung Bác Hồ là bức tranh thêu để đời của nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự. Từ khóe mắt, đến nụ cười hay chòm râu của Bác Hồ đều rất sống động khiến cho người ta tưởng đó là một bức ảnh chụp chân dung. Hơn nữa, cái thần thái của Bác được khắc họa một cách sống động, tỉ mỉ mà ít nghệ nhân làm được.

Ông Sự nói: "Để thêu được bức chân dung này, tôi đã mất gần một năm trời ròng rã, đêm nằm ngủ cũng bị ám ảnh về từng nét trên khuôn mặt Bác. Có lúc thêu rồi lại tháo ra, mà thêu đã khó khi gỡ lại càng khó hơn, bởi gỡ từng sợi chỉ là điều cực kì phức tạp. Tranh được thêu hoàn toàn bằng chỉ tơ tằm, với loại sợi đặc biệt, kết hợp với kỹ thuật tài hoa và lòng kính trọng, lòng yêu nghề”.

Người nghệ nhân già cũng tâm sự thêm rằng, giai đoạn tỉa tót, chỉnh sửa của tranh là khó nhất. Khi thêu chân dung, là phải làm kỳ công, cho thật đúng và trúng, nếu không thì bỏ đi ngay. Giờ, loại hàng tranh thêu tay vẫn được bán đầy trên thị trường, nhưng để tìm được những bức tranh có hồn thì không đơn giản.

Những bức tranh thêu của ông Sự thật sống động, mềm mại tự nhiên và có sức hấp dẫn làm lay động lòng người. Các đề tài phong phú và đa dạng trong cuộc sống đều được ông phản ánh rõ nét thông qua hình tượng là những bức tranh thêu tay với đường nét tinh tế, cách phối màu sinh động. Cả cuộc đời ông, có lẽ tranh chân dung tốn nhiều công sức và khiến ông trăn trở nhất. Thêu chân dung là phải giữ được cái hồn, cái thần, hình khối. Không được béo, gầy. Ngày nay, có nhiều người thêu chân dung Bác Hồ nhưng không có người thành công.

Riêng bức thêu "Nàng Mona Lisa" của Leonardo Da Vinci, được đánh giá là đẹp đến kỳ diệu, ông Sự đã dùng cả trăm màu chỉ mới thêu được. Ông phải bỏ ra gần 3 năm trời mới thêu xong. Một "tay chơi" đã gạ gẫm gần 300 triệu để mua, nhưng ông Sự chưa ưng bán. Nhiều du khách nước ngoài đến thăm, cũng thấy ngạc nhiên. Họ từng được nhiều bức tranh chép, nhưng tranh thêu mà làm được như ông Sự thì thật tài tình. Cái khó của nghề thêu còn phải dựa vào cảm giác của người nghệ nhân. Bởi vì, khi thêu, nghệ nhân phải cúi sát vào phông vải, tầm bao quát bị giảm nên dễ gây ra sự mất cân đối. Ông Sự nói: "Tôi khác với các thợ thêu khác bởi đã được học căn bản về hội họa. Phải hiểu rõ cơ mặt biểu hiện trên khuôn mặt như thế nào, chẳng hạn tìm được đúng điểm cơ rung trên mặt một người đang cười để thêu cho đúng thì mới thể hiện được nụ cười của người ta".

Những sản phẩm tranh thêu của Nguyễn Quốc Sự được bán tại thị trường trong nước và các nước bạn như các nước Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ, Đông Nam Á... Ông bảo mình không làm "hàng chợ", việc thêu tranh tốn nhiều thời gian, nên ông không ký những hợp đồng lớn. Cảm hứng để làm thành những bức chân dung, phong cảnh được góp từ tình yêu của người nghệ nhân theo ngày tháng.

Ngoài làm nghề, ông Sự còn làm công tác giảng dạy. Ngay từ năm 1975, đã có thời gian Liên xã Trung ương điều động ông về Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế để dạy thêu. Giờ không còn giảng dạy tại các lớp đào tạo thủ công mỹ nghệ, nhưng ông vẫn thường xuyên hướng dẫn cho những ai muốn đến học nghề và chỉ bảo những người thợ làm trong nhà cũng như con cháu mình tận tình. Học trò nhiều người đã thành những người thợ nổi tiếng, những chủ doanh nghiệp thêu có vị trí nhất định trong làng tranh thêu nước nhà. Ông vẫn mở cửa rộng đón con em trong làng đến học nghề, ông trả lương học nghề, học xong ông lại bố trí việc làm.

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự đã đạt được nhiều giải thưởng và được biết đến khắp trong và ngoài nước. Niềm vinh quang đến với ông lần đầu tiên vào năm 1981 khi Cục Đào tạo, Liên xã Trung ương và Trường Mỹ Nghệ duyệt tác phẩm thêu "Nhà sàn Bác Hồ" của ông để tham dự triển lãm Olimpic tại Liên Xô (cũ). Với tác phẩm này, Nguyễn Quốc Sự giành được giải thưởng và được tặng thưởng Huân chương Lê-nin, Bằng khen của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và sau đó là Huy chương Vàng của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Năm 1983, ông tham gia triển lãm tại Giảng Võ - Hà Nội và đoạt Huy chương vàng. Cũng vào năm này, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân cao quý. ( theu tay, tranh thêu tay )

Tin tức
Nghệ nhân tranh thêu tài hoa của Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự, thôn Khoái Nội, xã Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội - người đã gắn bó với nghề thêu hơn nửa thế kỷ tâm sự rằng, nghề làm tranh thêu đã chọn ông và ông vui với nghề, say với nghề. Giờ ông lão gần 70 tuổi ấy điều hành Công ty CP thêu tay Quốc Sự, nằm bên lề đường Quốc lộ 1, tại xã Thắng Lợi, có chi nhánh ở số 2C Lý Quốc Sư Hà Nội.

Quốc Sự được đánh giá là Công ty sản xuất hàng thêu tay hàng đầu Việt Nam. Riêng nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự, được mệnh danh là người "vẽ tranh bằng chỉ". Bởi những bức tranh được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của ông, khiến người xem tưởng nó được vẽ bởi một họa sĩ tài hoa bậc nhất. Những đường nét, những khóe môi cười, ánh mắt... của nhân vật đều có hồn, có sự đằm thắm, nhuần nhuyễn lạ kỳ.

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự sinh năm 1942, trong gia đình có truyền thống làm nghề thêu ren ở xã Quất Động. Ngày nhỏ Quốc Sự cũng như bao cậu bé khác học nghề thêu từ lúc 10 tuổi để phụ giúp gia đình. Sự được nhận vào làm cán bộ kỹ thuật, người trẻ nhất của Hợp tác xã thêu Hợp Tiến được thành lập trên địa bàn xã.

Vào năm 1972, trong một chuyến về thăm xã Thắng Lợi, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn rất thích những bức tranh thêu. Người nói: "Xã Thắng Lợi thêu giỏi, nhưng chưa có ai thêu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh". Tổng Bí Thư động viên các nghệ nhân hãy thêu chân dung Bác. Lúc đó, Sự nghe được, trong lòng liền ấp ủ những dự định. Sự được cử đi học thêm lớp hội họa để nâng cao kiến thức. Học xong, Sự thêu bức tranh đầu tay về Bác Hồ và thành công. Giờ bức tranh đó vẫn được lưu giữ tại gia đình, để nhắc nhớ về một kỷ niệm lớn.

Có thể nói, bức Chân dung Bác Hồ là bức tranh thêu để đời của nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự. Từ khóe mắt, đến nụ cười hay chòm râu của Bác Hồ đều rất sống động khiến cho người ta tưởng đó là một bức ảnh chụp chân dung. Hơn nữa, cái thần thái của Bác được khắc họa một cách sống động, tỉ mỉ mà ít nghệ nhân làm được.

Ông Sự nói: "Để thêu được bức chân dung này, tôi đã mất gần một năm trời ròng rã, đêm nằm ngủ cũng bị ám ảnh về từng nét trên khuôn mặt Bác. Có lúc thêu rồi lại tháo ra, mà thêu đã khó khi gỡ lại càng khó hơn, bởi gỡ từng sợi chỉ là điều cực kì phức tạp. Tranh được thêu hoàn toàn bằng chỉ tơ tằm, với loại sợi đặc biệt, kết hợp với kỹ thuật tài hoa và lòng kính trọng, lòng yêu nghề”.

Người nghệ nhân già cũng tâm sự thêm rằng, giai đoạn tỉa tót, chỉnh sửa của tranh là khó nhất. Khi thêu chân dung, là phải làm kỳ công, cho thật đúng và trúng, nếu không thì bỏ đi ngay. Giờ, loại hàng tranh thêu tay vẫn được bán đầy trên thị trường, nhưng để tìm được những bức tranh có hồn thì không đơn giản.

Những bức tranh thêu của ông Sự thật sống động, mềm mại tự nhiên và có sức hấp dẫn làm lay động lòng người. Các đề tài phong phú và đa dạng trong cuộc sống đều được ông phản ánh rõ nét thông qua hình tượng là những bức tranh thêu tay với đường nét tinh tế, cách phối màu sinh động. Cả cuộc đời ông, có lẽ tranh chân dung tốn nhiều công sức và khiến ông trăn trở nhất. Thêu chân dung là phải giữ được cái hồn, cái thần, hình khối. Không được béo, gầy. Ngày nay, có nhiều người thêu chân dung Bác Hồ nhưng không có người thành công.

Riêng bức thêu "Nàng Mona Lisa" của Leonardo Da Vinci, được đánh giá là đẹp đến kỳ diệu, ông Sự đã dùng cả trăm màu chỉ mới thêu được. Ông phải bỏ ra gần 3 năm trời mới thêu xong. Một "tay chơi" đã gạ gẫm gần 300 triệu để mua, nhưng ông Sự chưa ưng bán. Nhiều du khách nước ngoài đến thăm, cũng thấy ngạc nhiên. Họ từng được nhiều bức tranh chép, nhưng tranh thêu mà làm được như ông Sự thì thật tài tình. Cái khó của nghề thêu còn phải dựa vào cảm giác của người nghệ nhân. Bởi vì, khi thêu, nghệ nhân phải cúi sát vào phông vải, tầm bao quát bị giảm nên dễ gây ra sự mất cân đối. Ông Sự nói: "Tôi khác với các thợ thêu khác bởi đã được học căn bản về hội họa. Phải hiểu rõ cơ mặt biểu hiện trên khuôn mặt như thế nào, chẳng hạn tìm được đúng điểm cơ rung trên mặt một người đang cười để thêu cho đúng thì mới thể hiện được nụ cười của người ta".

Những sản phẩm tranh thêu của Nguyễn Quốc Sự được bán tại thị trường trong nước và các nước bạn như các nước Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ, Đông Nam Á... Ông bảo mình không làm "hàng chợ", việc thêu tranh tốn nhiều thời gian, nên ông không ký những hợp đồng lớn. Cảm hứng để làm thành những bức chân dung, phong cảnh được góp từ tình yêu của người nghệ nhân theo ngày tháng.

Ngoài làm nghề, ông Sự còn làm công tác giảng dạy. Ngay từ năm 1975, đã có thời gian Liên xã Trung ương điều động ông về Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế để dạy thêu. Giờ không còn giảng dạy tại các lớp đào tạo thủ công mỹ nghệ, nhưng ông vẫn thường xuyên hướng dẫn cho những ai muốn đến học nghề và chỉ bảo những người thợ làm trong nhà cũng như con cháu mình tận tình. Học trò nhiều người đã thành những người thợ nổi tiếng, những chủ doanh nghiệp thêu có vị trí nhất định trong làng tranh thêu nước nhà. Ông vẫn mở cửa rộng đón con em trong làng đến học nghề, ông trả lương học nghề, học xong ông lại bố trí việc làm.

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự đã đạt được nhiều giải thưởng và được biết đến khắp trong và ngoài nước. Niềm vinh quang đến với ông lần đầu tiên vào năm 1981 khi Cục Đào tạo, Liên xã Trung ương và Trường Mỹ Nghệ duyệt tác phẩm thêu "Nhà sàn Bác Hồ" của ông để tham dự triển lãm Olimpic tại Liên Xô (cũ). Với tác phẩm này, Nguyễn Quốc Sự giành được giải thưởng và được tặng thưởng Huân chương Lê-nin, Bằng khen của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và sau đó là Huy chương Vàng của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Năm 1983, ông tham gia triển lãm tại Giảng Võ - Hà Nội và đoạt Huy chương vàng. Cũng vào năm này, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân cao quý. ( theu tay, tranh thêu tay )

Phòng tranh 1: 21B Lý Quốc Sư, Q.Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội - ĐT: (84-24) 3928.9281
Phòng tranh 2: 81 Nguyễn Thái Học, Q.Ba Đình, Tp.Hà Nội - ĐT: 0913537694

Xưởng sản xuất:
Xã Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0916556772