Làng nghề thêu tay truyền thống Quất Động | Tranh thêu tay - Theu tay - truyền thống Quốc Sự

Th�u tay quốc sự Th�u tay quốc sự Th�u tay quốc sự
Tìm kiếm
Sản phẩm

Video
Tin tức
Quảng cáo
Thống kê
Online: 59
Lượt truy cập: 5525288
Làng nghề thêu tay truyền thống Quất Động
Nghề thêu có ở nhiều địa phương, nhưng đạt đến trình độ tinh xảo và kỹ thuật điêu luyện thì không đâu bằng người làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tuy nhiên nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một, hoặc vẫn còn nhưng bị suy thoái, mất dần đi những nét truyền thống, mất đi cái hồn vốn có từ ngàn xưa do chạy đua trong nền kinh tế thị trường như hiện nay… 

Mảnh đất Hà Tây xưa mà nay thuộc về Hà Nội đã từng đi vào ca dao, hò vè nổi tiếng là một xứ sở nghìn nghề. Ở đây có tới 1.160 làng nghề, với hơn 200 làng nghề truyền thống lừng danh cả nước bởi những sản phẩm đa dạng, bền, đẹp, đậm màu dân dã. Một trong đó là làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, một làng cổ nằm ven quốc lộ 1A, cách trung tâm thủ đô hơn 20 kilômét về hướng nam. Nơi đây từ thế kỷ 17 đã có nghề thêu, có những nghệ nhân bằng đôi bàn tay khéo léo đã chắt lọc những gì tinh túy nhất của hồn dân tộc để tạo nên những tác phẩm rực rỡ, sinh động tô đẹp cho đời.

Theo ghi chép ở đình Ngũ Xã, Quất Động và đền Tú Thị, Hà Nội, ông tổ nghề thêu Quất Động cũng như nghề thêu chung của ba miền bắc trung nam là tiến sĩ Lê Công Hành, tên thật là Bùi Công Hành, sống ở cuối đời Trần, đầu đời Lê (khoảng thế kỷ 14), tại làng Quất Động, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam nay thuộc Thường Tín, Hà Nội. Cuối đời Trần, ông lên đường dự thi vừa lúc quân Minh sang xâm lược nên khoa thi bị hủy. Ông ẩn náu trong rừng rồi theo Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh. Cuộc bình Ngô thành công, ông được Lê Thái Tổ trọng dụng.Đến đời Lê Thái Tông (1423-1442), Bùi Công Hành dẫn đầu đoàn sứ bộ đi sứ. Vua nhà Minh muốn thử tài sứ giả nước Việt bèn cho dựng một lầu cao chót vót rồi mời ông lên chơi. Rồi rút thang để ông không thể leo xuống và lệnh trong một tháng nếu ông không tiếp đất an toàn sẽ bị giam cầm mãi mãi ở Trung Quốc. Đây là một gian thờ Phật, không để một thứ thức ăn gì ngoại trừ một vại nước uống cầm chừng. Với niềm tin ở hiền gặp lành, ngày ngày ông cũng ngồi thiền niệm Phật dưới ban thờ và nghĩ cách leo xuống. Một hôm, ông thấy một đàn ong bay lượn phía sau mấy tán lọng che tượng Phật. Lại gần tìm hiểu thì thấy trên cánh tay của tượng có một vết rạn, và một con ong đang chui vào đấy. Biết rằng ong chỉ tập trung ở đâu khi nơi ấy có mật ngọt, ông liền bẻ một mảng mà nếm, thì thấy vị ngọt đậm. Thật ra bức tượng làm bằng chè lam ông ăn dần nhờ thế sống sót. Ngắm mấy cái lọng đẹp, hoa văn khác lạ, ông nảy ra ý học lại cách thêu của người Trung Quốc, ông vừa tháo vừa thêu lại những hoa văn đó. Ngày cuối cùng của tháng giam hãm, ông kẹp hai cái lọng vào nách và nhảy xuống đất không hề bị một vết thương tích. Vua tôi nhà Minh quá kinh ngạc và thán phục.

 (Có thuyết lại nói ông ngắm lầu một lượt thấy ngoài cửa lầu treo một bức nghi môn thêu nổi ba chữ: "Phật tại tâm". Một ngày rồi hai ngày trôi qua, chỉ có một mình trên lầu vắng, bụng đói mà cơm không có ăn, Bùi Công Hành nghĩ, có chum nước để uống tất phải có cái ăn. Ông quay ra ngắm bức nghi môn rồi lẩm nhẩm: "Phật tại tâm nghĩa là Phật ở trong lòng". Ông gật đầu mỉm cười rồi bẻ tay pho tượng ăn thử xem sao. Thì ra hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Có thức ăn thức uống, hằng ngày ông quan sát kỹ cách làm lọng. Nhập tâm cách làm rồi, ông hạ bức nghi môn xuống, tháo ra xem cách thêu và đã học được cách làm lọng, thêu nổi. Sau đó, vị sứ thần mạnh bạo dùng cái lọng làm dù nhảy xuống đất an toàn. Trước cách ứng xử thông minh ấy, vua nhà Minh rất khâm phục).  

 Khi về nước, ông đã đem cách thêu lọng Trung Quốc dạy cho người dân quê hương. Nhờ công lao ấy, ông được phong danh Kim tử vinh lộc đại phu, chức Tả thị lang bộ Công, tước Thanh lương hầu và được đổi sang họ vua. Hàng chục làng trong vùng được Lê Công Hành truyền nghề trực tiếp, theo địa danh thời Nguyễn là các xã Quất Động, Tam Xá, Vũ Lăng, Hướng Dương và Hương Giai. Năm xã này dựng chung một đền thờ ông ở thôn Hướng Xá, gọi là đền Ngũ Xã. Giỗ ông vào ngày 12 thánh Sáu âm lịch. Cảm ân đức tiến sĩ, nhiều vùng bao gồm cả Hà Nội đều lấy ngày mất của ông làm ngày giỗ tổ nghề thêu.

Ở Quất Động từ bấy tới nay, nghề thêu bằng phương pháp thủ công vẫn là nghề trọng yếu, chỉ đứng sau nghề nông và cung cấp công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Thu nhập từ thêu thùa chiếm đến 50% tổng thu nhập bình quân toàn xã. Người Quất Động rất yêu nghề thêu, những lúc nghỉ ngơi hay nông nhàn đều ngồi thêu. Nhà nào cũng có khung thêu. Nhiều gia đình có tới dăm, bảy đời làm nghề này. Từ nhỏ, các bé gái đã được cha mẹ cho những chiếc khung thêu hình tròn xinh xắn, mấy cái đê, kim khâu, vải vụn và kéo con để tỷ mẩn học thêu. Lớn lên, nhiều người đã trở thành thợ thêu chuyên nghiệp, nghệ nhân tầm cỡ. Ngoài kinh doanh hộ gia đình, ở Quất Động cũng có hợp tác xã thêu, với nhiều xưởng thợ, xưởng to quy tụ chừng 200 tới 500 tay kim và xưởng nhỏ 15-30 tay kim. Ngoài nghề thêu, nhiều nhà còn kiêm khâu vá, đính hạt cườm, gắn sừng, ráp túi xách… trên sản phẩm thêu. Mọi nhà đều làm theo đơn đặt hàng với mẫu mã cho sẵn hoặc tự tác, cứ hai ngày một lần các đơn vị và du khách lại về mua và vận chuyển hàng đi các tỉnh. Mỗi sản phẩm tại đây đều bán giá phải chăng, chỉ chừng 150 nghìn đồng (cho sản phẩm nhỏ kích cỡ 30 x 45 centimét) đến hai triệu đồng (cho sản phẩm lớn 70 x 90 centimét) nên được du khách yêu thích. Đồ thêu Quất Động đã có mặt tại hơn 20 nước, mà đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Anh, Pháp và Mỹ... Ngoài sinh cơ ở xã, thợ Quất Động còn ra các tỉnh, thành lân cận trong đó có Hà Nội dựng nghiệp và từ thế kỷ 18, 19 đã từng lập nên nghề thêu ở kinh thành Thăng Long. Hiện nay vẫn có tới 200 giáo viên đi dạy thêu ở mọi nơi.

Xưa kia, thợ thêu Quất Động chỉ dùng chỉ màu tự nhiên nhuộm từ củ nâu, củ nghệ, lá móng, hoa hòe, lá chàm, vỏ sò… với năm màu chỉ cơ bản vàng, đỏ, tím, xanh, lục … Tới đầu thế kỷ 20 đã có thêm chỉ trắng của Pháp và chỉ màu nhân tạo Trung Quốc, cũng như học tập cách thêu của Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc để cho ra nhiều sản phẩm mới lạ, hấp dẫn, đa dạng từ tế tự, y môn, liễn trướng, tán, lọng, hoành phi, câu đối… bày trong các đền chùa cho đến áo mão, cân đai, khăn chầu, trang phục tuồng chèo, chăn, mền, khăn trải bàn, tấm lót đĩa, ga trải giường, mành, lô gô, áo phông, áo dài, đồng phục học sinh và đặc biệt là tranh thêu… Chúng được dùng trong nhiều lĩnh vực như trang trí nội thất, làm quà tặng, phần thưởng, vật tiến cúng trong các dịp hiếu hỉ, sinh nhật, tậu nhà mới, cúng lễ và nhiều sinh hoạt tín ngưỡng…

Thêu là một nghề thủ công đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường cộng với bộ óc tinh tế và đức tính cẩn thận, cần mẫn. Nhìn những người thợ làm việc, chúng ta có cảm tưởng họ rất nhàn nhã, nhưng thực ra đó là một nghề đòi hỏi sự bền bỉ và siêng năng. Những đức tính, năng khiếu là yêu cầu cơ bản đối với mỗi thợ thêu, nhằm tạo ra sản phẩm hợp màu sắc và hoa văn trên nền lụa, vải.

Khi xem các nghệ nhân Quất Động thêu, nhiều người phải thán phục nghề thêu Quất Động là một nghệ thuật tuyệt vời, và chỉ bằng một cây kim, một sợi chỉ, một miếng vải biến những chất liệu đơn giản thành những sản phẩm độc đáo với những mảng hoa văn mềm mại, đan xen kỳ lạ, đẹp mắt.

Theo các nghệ nhân thì ai cũng có thể đến với nghề thêu nếu yêu thêu và trân trọng nghề thêu. Để thêu, cần phải có ít nhất một bộ khung thêu bằng tre hoặc gỗ hình chữ nhật, với hai thanh dọc cố định cỡ vải và hai thanh ngang điều chỉnh khổ vải bằng chốt. Một số tấm vải bông hoặc lụa để căng trên khung thêu và buộc mép vào thành khung, vải căng phải phẳng mặt nếu không khi thêu các mũi chỉ sẽ không đều. Chỉ thêu là sợi tơ tằm nhuộm màu. Với một số đồ thờ cúng dùng thêm chỉ kim tuyến màu vàng và ngân tuyến ánh bạc.

Đầu tiên, phải vẽ phác thảo trên vải bằng bút chì nhằm định hướng sau này sẽ thêu cái gì, nhưng trong quá trình thêu có thể tùy ý ngẫu tác theo cảm hứng và ngoại cảnh.

Tùy đề tài, chủng loại mà sản phẩm thêu sẽ có ít hay nhiều màu sắc. Những đồ dân dụng hàng ngày như chăn, màn, gối, nệm, khăn, áo cô dâu thường dùng chỉ trắng. Tranh thủy mạc hay chủ đề đơn giản dùng màu đơn sắc như xanh lơ, hồng nhạt… Đa số tranh dân gian do cần phản ánh sự sinh động, đa dạng nên màu sắc rực rỡ hơn và nhiều khi hội đủ năm màu dương, lam, đỏ, tím, vàng.

Họa tiết thường là những cây cỏ, con vật đẹp, quý hiếm như tùng, trúc, cúc, mai, lan, đào, hải đường, mẫu đơn, ong, bướm, rồng phượng, hổ báo, rùa hạc, oanh, yến… cùng cảnh dân dã như đàn gà vịt, lợn, bò; người làm đồng, cấy cày, sàng sảy, đánh cá, dệt vải; cây đa, bến nước, con thuyền, danh lam thắng cảnh như chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, đình Hồng Thái, quần thể kiến trúc Cố đô Huế, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long,… và cảnh tây phương như rừng bạch dương, lá thu, hồ thiên nga... Mỗi tác phẩm đều mang đậm tính dân gian, nhân văn thể hiện hồn quê, khơi dậy ở người xem tình yêu đối với non sông gấm vóc.

Quất Động cho đến nay đã có nhiều tên tuổi được cả nước biết tới như cụ Bùi Lê Kính đã từng thêu hoàng phục cho vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương; Phạm Viết Tương với chân dung Hồ Chủ Tịch và Thái Văn Bôn với Chân dung vua Thái Lan…

Học tập cha ông, tuổi trẻ Quất Động vẫn ngày đêm chăm lo kế thừa và phát huy nghề thêu truyền thống. Ở đâu cũng thấy các em nhỏ mang theo kim chỉ thêu dù là ở nhà hay trường. Còn các phụ nữ, thanh niên thì luôn hăng say miệt mài bên khung thêu. Từng nhóm ngồi quây quần, chuyện trò rôm rả, trong khi tay và mắt vẫn đưa đều thoăn thoắt. Với nhiều người, thêu là sinh kế cũng là nét sinh hoạt văn hóa vui tươi hàng ngày.

Lịch sử thăng trầm của làng nghề cho tới nay.

Dân làng Quất Động thêu đủ mọi thứ, như cờ, khăn trần, áo cho các quan văn, võ, đồ thờ cúng các vị thần như y môn, câu đối, phướn, trướng. Họ thêu bằng chỉ bộp làm bằng tơ tằm. Làng thêu trở nên nổi tiếng nhưng cũng thăng trầm. Khi thực dân Pháp chiếm nước ta, người làng thêu theo thị hiếu của người Tây như giầy, gối, ôvan trải bàn, khăn ăn, tranh tam đa, tranh phong cảnh, áo kymônô bằng chỉ tơ tằm của làng Triều Khúc. Hàng thêu của làng đẹp hơn, nhanh hơn khi dân buôn người Pháp, Ấn Độ mang chỉ Pháp đóng hộp sang Việt Nam.

            Sau này, dân làng thêu bằng chỉ Trung Quốc , nghề thêu phát triển đến đỉnh cao. Khắp các thôn, xóm, huyện của nhiều tỉnh đến làng thuê thầy về dạy. Tay nghề của người làng ngày càng được nâng cao và người dân cũng dần chuyển sang thêu tranh, rất tinh xảo. Trong làng có cụ thêu áo cho Nam Phương hoàng hậu, được vua Bảo Đại phong hàm cửu phẩm. Thời Nhật chiếm đóng, nghề thêu mai một, đa số lên Hà Nội đi thêu thuê.

 Hà Nội giải phóng, nghề thêu Quất Động mới thực sự được dựng lại. Một số cụ được phong nghệ nhân như cụ Bùi Đình Hán, cụ Phạm Viết Tòng. Theo thời gian, số tay kim của làng lên đến hàng trăm, làm nhiều sản phẩm có thu nhập khá cao. Theo dân làng đánh giá, nghề thêu đã làm cho những ngày ba tháng tám dân làng có việc làm lại “ngồi mát ăn bát vàng”. Có điều, người trực tiếp thêu không thể bằng người có vốn đứng ra làm chủ, chính vì vậy mà làng có 600-700 tay kim nhưng đa số chỉ thêu thuê cho người thôn, xã khác. Các cụ trong làng đã có câu lưu truyền từ đời này sang đời khác rằng: “Làm thêu thuê ráo mồ hôi hết tiền”. Thêu là một nghề thủ công đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường cộng với bộ óc tinh tế và đức tính cẩn thận, cần mẫn. Nhìn những người thợ làm việc, chúng ta có cảm tưởng họ rất nhàn nhã, nhưng thực ra đó là một nghề đòi hỏi sự bền bỉ và siêng năng. Những đức tính, năng khiếu là yêu cầu cơ bản đối với mỗi thợ thêu, nhằm tạo ra sản phẩm hợp màu sắc và hoa văn trên nền lụa, vải.

Có lẽ sự thăng trầm của làng nghề thêu Quất Động vẫn còn đó, và cái kiếp thêu thuê của bà con trong làng vẫn không dứt được. Hiện nay, khi có chính sách khôi phục làng nghề thì nghề thêu được chú trọng. Mặt khác, nhu cầu về đồ thêu của thị trường lên cao, đặc biệt là nghệ thuật thêu tranh được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa thích (như tranh thêu ở Đà Lạt), thì làng thêu Quất Động vẫn có cơ hội bởi còn giữ được nét tài hoa, nghệ thuật thêu tinh xảo của cha ông. Sản phẩm thêu làng Quất Động có chất lượng, hình thức không thua kém các hàng thêu Đà Lạt nhưng không được thị trường, người tiêu dùng biết đến nhiều. Bản thân các hộ gia đình phải tự mày mò tìm kiếm khách hàng, nhờ mối lái chứ chưa có tổ chức hay doanh nghiệp nào tạo đầu ra cho sản phẩm. Chính do khó khăn đó mà 90% người đân trong làng làm nghề thêu nhưng đời sống không mấy khấm khá. Họ vẫn làm ruộng, chăn nuôi. Để nghề không mai một, họ phải kéo nhau lên Hà Nội làm cho các Công ty may mặc ngày giáp hạt. Dù vậy, trong thâm tâm, dân Quất Động vẫn muốn giữ lại nghề cổ truyền. Có điều họ còn những băn khoăn: nghề thêu có bảo đảm cuộc sống ấm no cho họ khi chưa có vốn đầu tư và tìm được đầu ra cho sản phẩm của làng nghề. 

Hiện trong làng cũng nhiều người thêu tranh giỏi nhưng vì không có vốn và không tìm được đầu ra nên chỉ có thể nhận hàng đặt, còn tự mình thêu một bức để bán rất hiếm, có người bỏ nghề. Sản phẩm thêu đang được người tiêu dùng ưa chuộng, chất lượng sản phẩm Quất Động đang ngày một nâng cao, đáp ứng thị hiếu. Mong muốn của người dân là làm ra, tự bán được sản phẩm để làm sao xoá đi “kiếp” thêu thuê, tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho bà con, giữ được tiếng thơm cho làng.

Nghệ thuật theu tay.

Kỹ thuật chọn lựa nguyên liệu.

Nguyên liệu cần để thêu tranh hiên nay là vải, chỉ thêu, khung thêu. Cùng với bàn tay khéo léo và tài hoa của người nghệ nhân là điều kiện cần và đủ để cho ra đời những bức tranh thêu đẹp tinh xảo.

a, Lựa chọn vải: loại vải dùng để thêu gồm vải lụa, vải coton, vải phi Phước Thịnh… Tùy theo từng mẫu tranh thêu mà người nghệ nhân sẽ có sự lựa chọn phù hợp. Ví dụ như những bức trang thêu cảnh sông nước có thể thêu trên vải lụa tạo sự mềm mại, thêu cảnh ngày mùa ở làng quê hoặc thêu chân dung người có thể thêu trên vải Phi Phước Thịnh, thêu tranh tĩnh vật trên vải coton…

b, Lựa chọn chỉ thêu: gồm có chỉ tơ bóng, chỉ típ, chỉ coton là những loại chỉ được sử dụng phổ biến nhất. Chỉ thêu có nhiều màu sắc mỗi bức tranh thêu dùng tới khoảng gần 200 màu chỉ tạo nên sự mềm mại tinh tế mà máy móc không thể làm được. Ví dụ chỉ riêng một màu đỏ dùng để thêu cánh hoa cũng phân ra làm nhiều loại như đỏ đậm, đỏ tươi, đỏ nhạt, lơ lơ đỏ… chính sự pha trộn màu sắc cũng đã góp một phần quan trọng cho nét đẹp của tranh thêu tay.

Các bước chuẩn bị cho một bức tranh thêu.

a, Kỹ thuật tạo hình: theo cách tao hình truyền thống thì những người nghệ nhân sẽ căng vải thêu trên một mặt phẳng sau đó vẽ lên vải. Hiện nay cách làm đó vẫn còn nhưng không phổ biến. Một số nơi hiện nay đã sử dụng công nghệ in bằng máy tính những hình lên vải thêu để sản xuất hàng loạt đạt hiệu quả lao động cao hơn không mất nhiều thời gian như trước làm cách này lại khiến cho tranh thêu mất đi một phần hồn thì phải…

b, Kỹ thuật dựng khung: Khung thêu được làm bằng gỗ hoặc tre dài khoảng 1,2mét. Tùy từng kích cỡ vải thêu mà có thể  lựa chọn những kiểu khung thêu dài hay ngắn phù hợp. Khi lên khung vải thêu phải căng và ngay ngắn những hình in trên vải thêu không bị biến dạng. Khung thêu phải có vải bọc dọc quanh khung tạo ra lực ma sát để vải không bị trùng xuống trong quá trình thêu.

c, Kỹ thuật thêu: Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng những nguyên vật liệu cần thiết và tạo hình, lên khung xong người nghệ nhân bắt đầu bước vào thêu. Các bước thêu một bức tranh gồm các công đoạn đó là: lát nền, tỉa tạo hình, thêu chi tiết và sửa lại để hoàn thành. Mỗi bước thêu lại sử dụng một loại chỉ khác nhau, một cách thêu chỉ khác nhau như thêu chỉ sợi đơn, sợi đôi, sợi bốn… Tùy theo những nét trên búc tranh và tùy theo sự xử lí khéo léo của từng người nghệ nhân. Công việc đòi hỏi sự khéo léo và nhẫn nại nhất của nghệ nhân thêu bắt đầu. Để hoàn thành một tác phẩm tranh thêu, một nhóm thợ 2 - 3 người phải làm việc miệt mài cả tháng trời. Với những bức tranh lớn, nhiều chi tiết phức tạp phải mất 5 - 6 tháng mới xong. Thêu một bức tranh chân dung là phức tạp nhất, phải nhờ vào những nghệ nhân có đôi tay vàng. 3. Những tác phẩm thêu tiêu biểu.

Một số tác phẩm tranh thêu và xưởng thêu nổi tiếng.

Những tác phẩm thêu truyền thống.

Tranh thêu truyền thống Việt Nam thường có nội dung bó hẹp trong phạm vi các tích cổ như “ngư - tiều - canh - mục”, “tùng - cúc - trúc - mai” hay “lý ngư vọng nguyệt”... mang tính tượng trưng, ước lệ.

(xem hình ở phần phụ lục)

Những bức tranh thêu hiện đại.

Tập trung vào 3 mảng đề tài chính: Tranh phong cảnh và tranh chân dung. Tranh phong cảnh là mảng đề tài phong phú nhất và cũng được khách hàng ưa chuộng nhất.

(xem hình ở phần phụ lục)

Những bức tranh thêu nổi tiếng.

Chân dung Bác Hồ, nhà Bác ở Kim Liên, Chùa Một Cột… hiện nay những bức tranh thêu theo đề tài ‘phong thủy’’ treo trong nhà là một trong những bức bán rất chạy trên thị trường: Long Trào, Hổ Phục, Phụng Cuốn, Thái Sơn. Những nghệ nhân phải có tay nghề cao mới có thể thêu được những bức thêu kĩ xảo theo đề tài như thế này.

Những xưởng thêu truyền thống ở làng nghề Quất Động.

Hiện nay trên toàn xã Quất Động có khoảng vài chục xưởng thêu theo quy mô lớn. dưới đây là một xưởng thêu lớn tiêu biểu.

Xưởng thêu Quốc Sự :Những sản phẩm tranh thêu của Nguyễn Quốc Sự được bán tại thị trường trong nước và các nước bạn như các nước Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ, Đông Nam Á... Ông bảo mình không làm "hàng chợ", việc thêu tranh tốn nhiều thời gian, nên ông không ký những hợp đồng lớn. Cảm hứng để làm thành những bức chân dung, phong cảnh được góp từ tình yêu của người nghệ nhân theo ngày tháng.

Ngoài làm nghề, ông Sự còn làm công tác giảng dạy. Ngay từ năm 1975, đã có thời gian Liên xã Trung ương điều động ông về Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế để dạy thêu. Giờ không còn giảng dạy tại các lớp đào tạo thủ công mỹ nghệ, nhưng ông vẫn thường xuyên hướng dẫn cho những ai muốn đến học nghề và chỉ bảo những người thợ làm trong nhà cũng như con cháu mình tận tình. Học trò nhiều người đã thành những người thợ nổi tiếng, những chủ doanh nghiệp thêu có vị trí nhất định trong làng tranh thêu nước nhà. Ông vẫn mở cửa rộng đón con em trong làng đến học nghề, ông trả lương học nghề, học xong ông lại bố trí việc làm.

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự đã đạt được nhiều giải thưởng và được biết đến khắp trong và ngoài nước. Niềm vinh quang đến với ông lần đầu tiên vào năm 1981 khi Cục Đào tạo, Liên xã Trung Ương và Trường Mỹ Nghệ duyệt tác phẩm thêu "Nhà sàn Bác Hồ" của ông để tham dự triển lãm Olimpic tại Liên Xô (cũ). Với tác phẩm này, Nguyễn Quốc Sự giành được giải thưởng và được tặng thưởng Huân chương Lê-nin, Bằng khen của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và sau đó là Huy chương Vàng của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Năm 1983, ông tham gia triển lãm tại Giảng Võ - Hà Nội và đoạt Huy chương vàng. Cũng vào năm này, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân cao quý

Quốc sự hiện nay chuyên sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm tranh theutranh thêu tay và các sản phẩm thêu tay cao cấp khác....


Tin tức
Làng nghề thêu tay truyền thống Quất Động
Nghề thêu có ở nhiều địa phương, nhưng đạt đến trình độ tinh xảo và kỹ thuật điêu luyện thì không đâu bằng người làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tuy nhiên nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một, hoặc vẫn còn nhưng bị suy thoái, mất dần đi những nét truyền thống, mất đi cái hồn vốn có từ ngàn xưa do chạy đua trong nền kinh tế thị trường như hiện nay… 

Mảnh đất Hà Tây xưa mà nay thuộc về Hà Nội đã từng đi vào ca dao, hò vè nổi tiếng là một xứ sở nghìn nghề. Ở đây có tới 1.160 làng nghề, với hơn 200 làng nghề truyền thống lừng danh cả nước bởi những sản phẩm đa dạng, bền, đẹp, đậm màu dân dã. Một trong đó là làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, một làng cổ nằm ven quốc lộ 1A, cách trung tâm thủ đô hơn 20 kilômét về hướng nam. Nơi đây từ thế kỷ 17 đã có nghề thêu, có những nghệ nhân bằng đôi bàn tay khéo léo đã chắt lọc những gì tinh túy nhất của hồn dân tộc để tạo nên những tác phẩm rực rỡ, sinh động tô đẹp cho đời.

Theo ghi chép ở đình Ngũ Xã, Quất Động và đền Tú Thị, Hà Nội, ông tổ nghề thêu Quất Động cũng như nghề thêu chung của ba miền bắc trung nam là tiến sĩ Lê Công Hành, tên thật là Bùi Công Hành, sống ở cuối đời Trần, đầu đời Lê (khoảng thế kỷ 14), tại làng Quất Động, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam nay thuộc Thường Tín, Hà Nội. Cuối đời Trần, ông lên đường dự thi vừa lúc quân Minh sang xâm lược nên khoa thi bị hủy. Ông ẩn náu trong rừng rồi theo Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh. Cuộc bình Ngô thành công, ông được Lê Thái Tổ trọng dụng.Đến đời Lê Thái Tông (1423-1442), Bùi Công Hành dẫn đầu đoàn sứ bộ đi sứ. Vua nhà Minh muốn thử tài sứ giả nước Việt bèn cho dựng một lầu cao chót vót rồi mời ông lên chơi. Rồi rút thang để ông không thể leo xuống và lệnh trong một tháng nếu ông không tiếp đất an toàn sẽ bị giam cầm mãi mãi ở Trung Quốc. Đây là một gian thờ Phật, không để một thứ thức ăn gì ngoại trừ một vại nước uống cầm chừng. Với niềm tin ở hiền gặp lành, ngày ngày ông cũng ngồi thiền niệm Phật dưới ban thờ và nghĩ cách leo xuống. Một hôm, ông thấy một đàn ong bay lượn phía sau mấy tán lọng che tượng Phật. Lại gần tìm hiểu thì thấy trên cánh tay của tượng có một vết rạn, và một con ong đang chui vào đấy. Biết rằng ong chỉ tập trung ở đâu khi nơi ấy có mật ngọt, ông liền bẻ một mảng mà nếm, thì thấy vị ngọt đậm. Thật ra bức tượng làm bằng chè lam ông ăn dần nhờ thế sống sót. Ngắm mấy cái lọng đẹp, hoa văn khác lạ, ông nảy ra ý học lại cách thêu của người Trung Quốc, ông vừa tháo vừa thêu lại những hoa văn đó. Ngày cuối cùng của tháng giam hãm, ông kẹp hai cái lọng vào nách và nhảy xuống đất không hề bị một vết thương tích. Vua tôi nhà Minh quá kinh ngạc và thán phục.

 (Có thuyết lại nói ông ngắm lầu một lượt thấy ngoài cửa lầu treo một bức nghi môn thêu nổi ba chữ: "Phật tại tâm". Một ngày rồi hai ngày trôi qua, chỉ có một mình trên lầu vắng, bụng đói mà cơm không có ăn, Bùi Công Hành nghĩ, có chum nước để uống tất phải có cái ăn. Ông quay ra ngắm bức nghi môn rồi lẩm nhẩm: "Phật tại tâm nghĩa là Phật ở trong lòng". Ông gật đầu mỉm cười rồi bẻ tay pho tượng ăn thử xem sao. Thì ra hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Có thức ăn thức uống, hằng ngày ông quan sát kỹ cách làm lọng. Nhập tâm cách làm rồi, ông hạ bức nghi môn xuống, tháo ra xem cách thêu và đã học được cách làm lọng, thêu nổi. Sau đó, vị sứ thần mạnh bạo dùng cái lọng làm dù nhảy xuống đất an toàn. Trước cách ứng xử thông minh ấy, vua nhà Minh rất khâm phục).  

 Khi về nước, ông đã đem cách thêu lọng Trung Quốc dạy cho người dân quê hương. Nhờ công lao ấy, ông được phong danh Kim tử vinh lộc đại phu, chức Tả thị lang bộ Công, tước Thanh lương hầu và được đổi sang họ vua. Hàng chục làng trong vùng được Lê Công Hành truyền nghề trực tiếp, theo địa danh thời Nguyễn là các xã Quất Động, Tam Xá, Vũ Lăng, Hướng Dương và Hương Giai. Năm xã này dựng chung một đền thờ ông ở thôn Hướng Xá, gọi là đền Ngũ Xã. Giỗ ông vào ngày 12 thánh Sáu âm lịch. Cảm ân đức tiến sĩ, nhiều vùng bao gồm cả Hà Nội đều lấy ngày mất của ông làm ngày giỗ tổ nghề thêu.

Ở Quất Động từ bấy tới nay, nghề thêu bằng phương pháp thủ công vẫn là nghề trọng yếu, chỉ đứng sau nghề nông và cung cấp công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Thu nhập từ thêu thùa chiếm đến 50% tổng thu nhập bình quân toàn xã. Người Quất Động rất yêu nghề thêu, những lúc nghỉ ngơi hay nông nhàn đều ngồi thêu. Nhà nào cũng có khung thêu. Nhiều gia đình có tới dăm, bảy đời làm nghề này. Từ nhỏ, các bé gái đã được cha mẹ cho những chiếc khung thêu hình tròn xinh xắn, mấy cái đê, kim khâu, vải vụn và kéo con để tỷ mẩn học thêu. Lớn lên, nhiều người đã trở thành thợ thêu chuyên nghiệp, nghệ nhân tầm cỡ. Ngoài kinh doanh hộ gia đình, ở Quất Động cũng có hợp tác xã thêu, với nhiều xưởng thợ, xưởng to quy tụ chừng 200 tới 500 tay kim và xưởng nhỏ 15-30 tay kim. Ngoài nghề thêu, nhiều nhà còn kiêm khâu vá, đính hạt cườm, gắn sừng, ráp túi xách… trên sản phẩm thêu. Mọi nhà đều làm theo đơn đặt hàng với mẫu mã cho sẵn hoặc tự tác, cứ hai ngày một lần các đơn vị và du khách lại về mua và vận chuyển hàng đi các tỉnh. Mỗi sản phẩm tại đây đều bán giá phải chăng, chỉ chừng 150 nghìn đồng (cho sản phẩm nhỏ kích cỡ 30 x 45 centimét) đến hai triệu đồng (cho sản phẩm lớn 70 x 90 centimét) nên được du khách yêu thích. Đồ thêu Quất Động đã có mặt tại hơn 20 nước, mà đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Anh, Pháp và Mỹ... Ngoài sinh cơ ở xã, thợ Quất Động còn ra các tỉnh, thành lân cận trong đó có Hà Nội dựng nghiệp và từ thế kỷ 18, 19 đã từng lập nên nghề thêu ở kinh thành Thăng Long. Hiện nay vẫn có tới 200 giáo viên đi dạy thêu ở mọi nơi.

Xưa kia, thợ thêu Quất Động chỉ dùng chỉ màu tự nhiên nhuộm từ củ nâu, củ nghệ, lá móng, hoa hòe, lá chàm, vỏ sò… với năm màu chỉ cơ bản vàng, đỏ, tím, xanh, lục … Tới đầu thế kỷ 20 đã có thêm chỉ trắng của Pháp và chỉ màu nhân tạo Trung Quốc, cũng như học tập cách thêu của Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc để cho ra nhiều sản phẩm mới lạ, hấp dẫn, đa dạng từ tế tự, y môn, liễn trướng, tán, lọng, hoành phi, câu đối… bày trong các đền chùa cho đến áo mão, cân đai, khăn chầu, trang phục tuồng chèo, chăn, mền, khăn trải bàn, tấm lót đĩa, ga trải giường, mành, lô gô, áo phông, áo dài, đồng phục học sinh và đặc biệt là tranh thêu… Chúng được dùng trong nhiều lĩnh vực như trang trí nội thất, làm quà tặng, phần thưởng, vật tiến cúng trong các dịp hiếu hỉ, sinh nhật, tậu nhà mới, cúng lễ và nhiều sinh hoạt tín ngưỡng…

Thêu là một nghề thủ công đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường cộng với bộ óc tinh tế và đức tính cẩn thận, cần mẫn. Nhìn những người thợ làm việc, chúng ta có cảm tưởng họ rất nhàn nhã, nhưng thực ra đó là một nghề đòi hỏi sự bền bỉ và siêng năng. Những đức tính, năng khiếu là yêu cầu cơ bản đối với mỗi thợ thêu, nhằm tạo ra sản phẩm hợp màu sắc và hoa văn trên nền lụa, vải.

Khi xem các nghệ nhân Quất Động thêu, nhiều người phải thán phục nghề thêu Quất Động là một nghệ thuật tuyệt vời, và chỉ bằng một cây kim, một sợi chỉ, một miếng vải biến những chất liệu đơn giản thành những sản phẩm độc đáo với những mảng hoa văn mềm mại, đan xen kỳ lạ, đẹp mắt.

Theo các nghệ nhân thì ai cũng có thể đến với nghề thêu nếu yêu thêu và trân trọng nghề thêu. Để thêu, cần phải có ít nhất một bộ khung thêu bằng tre hoặc gỗ hình chữ nhật, với hai thanh dọc cố định cỡ vải và hai thanh ngang điều chỉnh khổ vải bằng chốt. Một số tấm vải bông hoặc lụa để căng trên khung thêu và buộc mép vào thành khung, vải căng phải phẳng mặt nếu không khi thêu các mũi chỉ sẽ không đều. Chỉ thêu là sợi tơ tằm nhuộm màu. Với một số đồ thờ cúng dùng thêm chỉ kim tuyến màu vàng và ngân tuyến ánh bạc.

Đầu tiên, phải vẽ phác thảo trên vải bằng bút chì nhằm định hướng sau này sẽ thêu cái gì, nhưng trong quá trình thêu có thể tùy ý ngẫu tác theo cảm hứng và ngoại cảnh.

Tùy đề tài, chủng loại mà sản phẩm thêu sẽ có ít hay nhiều màu sắc. Những đồ dân dụng hàng ngày như chăn, màn, gối, nệm, khăn, áo cô dâu thường dùng chỉ trắng. Tranh thủy mạc hay chủ đề đơn giản dùng màu đơn sắc như xanh lơ, hồng nhạt… Đa số tranh dân gian do cần phản ánh sự sinh động, đa dạng nên màu sắc rực rỡ hơn và nhiều khi hội đủ năm màu dương, lam, đỏ, tím, vàng.

Họa tiết thường là những cây cỏ, con vật đẹp, quý hiếm như tùng, trúc, cúc, mai, lan, đào, hải đường, mẫu đơn, ong, bướm, rồng phượng, hổ báo, rùa hạc, oanh, yến… cùng cảnh dân dã như đàn gà vịt, lợn, bò; người làm đồng, cấy cày, sàng sảy, đánh cá, dệt vải; cây đa, bến nước, con thuyền, danh lam thắng cảnh như chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, đình Hồng Thái, quần thể kiến trúc Cố đô Huế, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long,… và cảnh tây phương như rừng bạch dương, lá thu, hồ thiên nga... Mỗi tác phẩm đều mang đậm tính dân gian, nhân văn thể hiện hồn quê, khơi dậy ở người xem tình yêu đối với non sông gấm vóc.

Quất Động cho đến nay đã có nhiều tên tuổi được cả nước biết tới như cụ Bùi Lê Kính đã từng thêu hoàng phục cho vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương; Phạm Viết Tương với chân dung Hồ Chủ Tịch và Thái Văn Bôn với Chân dung vua Thái Lan…

Học tập cha ông, tuổi trẻ Quất Động vẫn ngày đêm chăm lo kế thừa và phát huy nghề thêu truyền thống. Ở đâu cũng thấy các em nhỏ mang theo kim chỉ thêu dù là ở nhà hay trường. Còn các phụ nữ, thanh niên thì luôn hăng say miệt mài bên khung thêu. Từng nhóm ngồi quây quần, chuyện trò rôm rả, trong khi tay và mắt vẫn đưa đều thoăn thoắt. Với nhiều người, thêu là sinh kế cũng là nét sinh hoạt văn hóa vui tươi hàng ngày.

Lịch sử thăng trầm của làng nghề cho tới nay.

Dân làng Quất Động thêu đủ mọi thứ, như cờ, khăn trần, áo cho các quan văn, võ, đồ thờ cúng các vị thần như y môn, câu đối, phướn, trướng. Họ thêu bằng chỉ bộp làm bằng tơ tằm. Làng thêu trở nên nổi tiếng nhưng cũng thăng trầm. Khi thực dân Pháp chiếm nước ta, người làng thêu theo thị hiếu của người Tây như giầy, gối, ôvan trải bàn, khăn ăn, tranh tam đa, tranh phong cảnh, áo kymônô bằng chỉ tơ tằm của làng Triều Khúc. Hàng thêu của làng đẹp hơn, nhanh hơn khi dân buôn người Pháp, Ấn Độ mang chỉ Pháp đóng hộp sang Việt Nam.

            Sau này, dân làng thêu bằng chỉ Trung Quốc , nghề thêu phát triển đến đỉnh cao. Khắp các thôn, xóm, huyện của nhiều tỉnh đến làng thuê thầy về dạy. Tay nghề của người làng ngày càng được nâng cao và người dân cũng dần chuyển sang thêu tranh, rất tinh xảo. Trong làng có cụ thêu áo cho Nam Phương hoàng hậu, được vua Bảo Đại phong hàm cửu phẩm. Thời Nhật chiếm đóng, nghề thêu mai một, đa số lên Hà Nội đi thêu thuê.

 Hà Nội giải phóng, nghề thêu Quất Động mới thực sự được dựng lại. Một số cụ được phong nghệ nhân như cụ Bùi Đình Hán, cụ Phạm Viết Tòng. Theo thời gian, số tay kim của làng lên đến hàng trăm, làm nhiều sản phẩm có thu nhập khá cao. Theo dân làng đánh giá, nghề thêu đã làm cho những ngày ba tháng tám dân làng có việc làm lại “ngồi mát ăn bát vàng”. Có điều, người trực tiếp thêu không thể bằng người có vốn đứng ra làm chủ, chính vì vậy mà làng có 600-700 tay kim nhưng đa số chỉ thêu thuê cho người thôn, xã khác. Các cụ trong làng đã có câu lưu truyền từ đời này sang đời khác rằng: “Làm thêu thuê ráo mồ hôi hết tiền”. Thêu là một nghề thủ công đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường cộng với bộ óc tinh tế và đức tính cẩn thận, cần mẫn. Nhìn những người thợ làm việc, chúng ta có cảm tưởng họ rất nhàn nhã, nhưng thực ra đó là một nghề đòi hỏi sự bền bỉ và siêng năng. Những đức tính, năng khiếu là yêu cầu cơ bản đối với mỗi thợ thêu, nhằm tạo ra sản phẩm hợp màu sắc và hoa văn trên nền lụa, vải.

Có lẽ sự thăng trầm của làng nghề thêu Quất Động vẫn còn đó, và cái kiếp thêu thuê của bà con trong làng vẫn không dứt được. Hiện nay, khi có chính sách khôi phục làng nghề thì nghề thêu được chú trọng. Mặt khác, nhu cầu về đồ thêu của thị trường lên cao, đặc biệt là nghệ thuật thêu tranh được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa thích (như tranh thêu ở Đà Lạt), thì làng thêu Quất Động vẫn có cơ hội bởi còn giữ được nét tài hoa, nghệ thuật thêu tinh xảo của cha ông. Sản phẩm thêu làng Quất Động có chất lượng, hình thức không thua kém các hàng thêu Đà Lạt nhưng không được thị trường, người tiêu dùng biết đến nhiều. Bản thân các hộ gia đình phải tự mày mò tìm kiếm khách hàng, nhờ mối lái chứ chưa có tổ chức hay doanh nghiệp nào tạo đầu ra cho sản phẩm. Chính do khó khăn đó mà 90% người đân trong làng làm nghề thêu nhưng đời sống không mấy khấm khá. Họ vẫn làm ruộng, chăn nuôi. Để nghề không mai một, họ phải kéo nhau lên Hà Nội làm cho các Công ty may mặc ngày giáp hạt. Dù vậy, trong thâm tâm, dân Quất Động vẫn muốn giữ lại nghề cổ truyền. Có điều họ còn những băn khoăn: nghề thêu có bảo đảm cuộc sống ấm no cho họ khi chưa có vốn đầu tư và tìm được đầu ra cho sản phẩm của làng nghề. 

Hiện trong làng cũng nhiều người thêu tranh giỏi nhưng vì không có vốn và không tìm được đầu ra nên chỉ có thể nhận hàng đặt, còn tự mình thêu một bức để bán rất hiếm, có người bỏ nghề. Sản phẩm thêu đang được người tiêu dùng ưa chuộng, chất lượng sản phẩm Quất Động đang ngày một nâng cao, đáp ứng thị hiếu. Mong muốn của người dân là làm ra, tự bán được sản phẩm để làm sao xoá đi “kiếp” thêu thuê, tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho bà con, giữ được tiếng thơm cho làng.

Nghệ thuật theu tay.

Kỹ thuật chọn lựa nguyên liệu.

Nguyên liệu cần để thêu tranh hiên nay là vải, chỉ thêu, khung thêu. Cùng với bàn tay khéo léo và tài hoa của người nghệ nhân là điều kiện cần và đủ để cho ra đời những bức tranh thêu đẹp tinh xảo.

a, Lựa chọn vải: loại vải dùng để thêu gồm vải lụa, vải coton, vải phi Phước Thịnh… Tùy theo từng mẫu tranh thêu mà người nghệ nhân sẽ có sự lựa chọn phù hợp. Ví dụ như những bức trang thêu cảnh sông nước có thể thêu trên vải lụa tạo sự mềm mại, thêu cảnh ngày mùa ở làng quê hoặc thêu chân dung người có thể thêu trên vải Phi Phước Thịnh, thêu tranh tĩnh vật trên vải coton…

b, Lựa chọn chỉ thêu: gồm có chỉ tơ bóng, chỉ típ, chỉ coton là những loại chỉ được sử dụng phổ biến nhất. Chỉ thêu có nhiều màu sắc mỗi bức tranh thêu dùng tới khoảng gần 200 màu chỉ tạo nên sự mềm mại tinh tế mà máy móc không thể làm được. Ví dụ chỉ riêng một màu đỏ dùng để thêu cánh hoa cũng phân ra làm nhiều loại như đỏ đậm, đỏ tươi, đỏ nhạt, lơ lơ đỏ… chính sự pha trộn màu sắc cũng đã góp một phần quan trọng cho nét đẹp của tranh thêu tay.

Các bước chuẩn bị cho một bức tranh thêu.

a, Kỹ thuật tạo hình: theo cách tao hình truyền thống thì những người nghệ nhân sẽ căng vải thêu trên một mặt phẳng sau đó vẽ lên vải. Hiện nay cách làm đó vẫn còn nhưng không phổ biến. Một số nơi hiện nay đã sử dụng công nghệ in bằng máy tính những hình lên vải thêu để sản xuất hàng loạt đạt hiệu quả lao động cao hơn không mất nhiều thời gian như trước làm cách này lại khiến cho tranh thêu mất đi một phần hồn thì phải…

b, Kỹ thuật dựng khung: Khung thêu được làm bằng gỗ hoặc tre dài khoảng 1,2mét. Tùy từng kích cỡ vải thêu mà có thể  lựa chọn những kiểu khung thêu dài hay ngắn phù hợp. Khi lên khung vải thêu phải căng và ngay ngắn những hình in trên vải thêu không bị biến dạng. Khung thêu phải có vải bọc dọc quanh khung tạo ra lực ma sát để vải không bị trùng xuống trong quá trình thêu.

c, Kỹ thuật thêu: Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng những nguyên vật liệu cần thiết và tạo hình, lên khung xong người nghệ nhân bắt đầu bước vào thêu. Các bước thêu một bức tranh gồm các công đoạn đó là: lát nền, tỉa tạo hình, thêu chi tiết và sửa lại để hoàn thành. Mỗi bước thêu lại sử dụng một loại chỉ khác nhau, một cách thêu chỉ khác nhau như thêu chỉ sợi đơn, sợi đôi, sợi bốn… Tùy theo những nét trên búc tranh và tùy theo sự xử lí khéo léo của từng người nghệ nhân. Công việc đòi hỏi sự khéo léo và nhẫn nại nhất của nghệ nhân thêu bắt đầu. Để hoàn thành một tác phẩm tranh thêu, một nhóm thợ 2 - 3 người phải làm việc miệt mài cả tháng trời. Với những bức tranh lớn, nhiều chi tiết phức tạp phải mất 5 - 6 tháng mới xong. Thêu một bức tranh chân dung là phức tạp nhất, phải nhờ vào những nghệ nhân có đôi tay vàng. 3. Những tác phẩm thêu tiêu biểu.

Một số tác phẩm tranh thêu và xưởng thêu nổi tiếng.

Những tác phẩm thêu truyền thống.

Tranh thêu truyền thống Việt Nam thường có nội dung bó hẹp trong phạm vi các tích cổ như “ngư - tiều - canh - mục”, “tùng - cúc - trúc - mai” hay “lý ngư vọng nguyệt”... mang tính tượng trưng, ước lệ.

(xem hình ở phần phụ lục)

Những bức tranh thêu hiện đại.

Tập trung vào 3 mảng đề tài chính: Tranh phong cảnh và tranh chân dung. Tranh phong cảnh là mảng đề tài phong phú nhất và cũng được khách hàng ưa chuộng nhất.

(xem hình ở phần phụ lục)

Những bức tranh thêu nổi tiếng.

Chân dung Bác Hồ, nhà Bác ở Kim Liên, Chùa Một Cột… hiện nay những bức tranh thêu theo đề tài ‘phong thủy’’ treo trong nhà là một trong những bức bán rất chạy trên thị trường: Long Trào, Hổ Phục, Phụng Cuốn, Thái Sơn. Những nghệ nhân phải có tay nghề cao mới có thể thêu được những bức thêu kĩ xảo theo đề tài như thế này.

Những xưởng thêu truyền thống ở làng nghề Quất Động.

Hiện nay trên toàn xã Quất Động có khoảng vài chục xưởng thêu theo quy mô lớn. dưới đây là một xưởng thêu lớn tiêu biểu.

Xưởng thêu Quốc Sự :Những sản phẩm tranh thêu của Nguyễn Quốc Sự được bán tại thị trường trong nước và các nước bạn như các nước Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ, Đông Nam Á... Ông bảo mình không làm "hàng chợ", việc thêu tranh tốn nhiều thời gian, nên ông không ký những hợp đồng lớn. Cảm hứng để làm thành những bức chân dung, phong cảnh được góp từ tình yêu của người nghệ nhân theo ngày tháng.

Ngoài làm nghề, ông Sự còn làm công tác giảng dạy. Ngay từ năm 1975, đã có thời gian Liên xã Trung ương điều động ông về Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế để dạy thêu. Giờ không còn giảng dạy tại các lớp đào tạo thủ công mỹ nghệ, nhưng ông vẫn thường xuyên hướng dẫn cho những ai muốn đến học nghề và chỉ bảo những người thợ làm trong nhà cũng như con cháu mình tận tình. Học trò nhiều người đã thành những người thợ nổi tiếng, những chủ doanh nghiệp thêu có vị trí nhất định trong làng tranh thêu nước nhà. Ông vẫn mở cửa rộng đón con em trong làng đến học nghề, ông trả lương học nghề, học xong ông lại bố trí việc làm.

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự đã đạt được nhiều giải thưởng và được biết đến khắp trong và ngoài nước. Niềm vinh quang đến với ông lần đầu tiên vào năm 1981 khi Cục Đào tạo, Liên xã Trung Ương và Trường Mỹ Nghệ duyệt tác phẩm thêu "Nhà sàn Bác Hồ" của ông để tham dự triển lãm Olimpic tại Liên Xô (cũ). Với tác phẩm này, Nguyễn Quốc Sự giành được giải thưởng và được tặng thưởng Huân chương Lê-nin, Bằng khen của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và sau đó là Huy chương Vàng của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Năm 1983, ông tham gia triển lãm tại Giảng Võ - Hà Nội và đoạt Huy chương vàng. Cũng vào năm này, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân cao quý

Quốc sự hiện nay chuyên sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm tranh theutranh thêu tay và các sản phẩm thêu tay cao cấp khác....


Phòng tranh 1: 21B Lý Quốc Sư, Q.Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội - ĐT: (84-24) 3928.9281
Phòng tranh 2: 81 Nguyễn Thái Học, Q.Ba Đình, Tp.Hà Nội - ĐT: 0913537694

Xưởng sản xuất:
Xã Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0916556772